Câu chuyện số 1: Anh bạn đồng nghiệp cũ của tôi có đứa em trai 28 tuổi, CV sáng giá. Tuần trước anh bạn tôi giới thiệu nó cho phòng nhân sự công ty để hẹn phỏng vấn.
Nhưng sau mấy vòng phỏng vấn mà vẫn chưa thấy kết quả. Hỏi phòng nhân sự mới biết, nguyên nhân là ở lý do nhảy việc của nó.
Hôm phỏng vấn, giám đốc bộ phận hỏi nó tại sao lại nghỉ việc ở công ty cũ?
Nó trả lời rằng giá trị quan của nó và sếp cũ không giống nhau, nó không được trọng dụng, nên nếu tiếp tục cống hiến cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Giám đốc bộ phận lại hỏi tiếp nó về kế hoạch, dự định trong những năm tiếp theo?
Nó đáp: Tôi hy vọng có thể lên tới chức giám đốc trong vòng một năm, tôi mong muốn có cơ hội được thể hiện giá trị cá nhân.
Thế nhưng khi nhân sự hỏi nó thế nào là thể hiện giá trị cá nhân thì nó lắp ba lắp bắp, ba câu sáu điều vòng vo nói về công ty cũ tồn tại quá nhiều bất cập, tầm nhìn của sếp cũ không đủ lớn….
Nói thẳng ra là ở công ty cũ nó tự nhận mình là người có biểu hiện tốt, nhưng không được cất nhắc.
Dĩ nhiên điều này là hợp tình hợp lý, giống như những gì nó nói, hy vọng được nhanh chóng thăng chức, tăng lương, theo đuổi sự phát triển đa dạng. Nhưng sự theo đuổi đó chẳng qua chỉ là được người ta độ vàng, nó không phải là sự lựa chọn chủ động mà là sự trốn tránh bị động.
Giống như xuất phát điểm của rất nhiều người khi nhảy việc đó là:
Bất mãn với sếp, cho rằng tầm nhìn của sếp hạn hẹp, tác phong làm việc không phù hợp với mong muốn;
Bất mãn với công ty, cho rằng không học hỏi được gì, nên phải sớm tìm đến chỗ mới;
Bất mãn với ngành nghề, cho rằng đó là ngành nghề đang lụi tàn, nên sớm chuyển ngành nghề để tránh tổn thất.
Bạn cho rằng đó là theo đuổi sự phát triển, nhưng trên thực tế đó lại là “lường biếng”.
Gặp phải vấn đề liền muốn từ bỏ để bắt đầu lại, không muốn gặm xương cứng, không muốn đi đường khó, chỉ muốn lợi dụng nhảy việc để nhấn nút “Restart”, thử vận may.
“Công việc sau, có thể sẽ tốt hơn”…
Nhưng chân tướng lại là, công việc tiếp theo, bạn vẫn gặp phải vấn đề tương tự, bởi bạn đã bị nhầm lẫn:
Không phải cứ nhảy việc mới có được công việc tốt hơn, có sức cạnh tranh hơn. Mà là bạn phải rèn rũa sức cạnh tranh của mình trước thì mới có được một công việc tốt hơn.
Câu chuyện số 2:
Tôi thường nghe nhiều người nói, công việc bây giờ quá tẻ nhạt và vụn vặt, toàn là những việc chẳng đâu vào đâu, không nhảy việc chẳng nhẽ đợi để mình biến thành những chiếc đinh vít rẻ mạt sao?
Nhưng bạn có biết không:
1, Bất cứ một công việc nào, giai đoạn đầu cũng đều không thể tránh khỏi việc lặp lại nhàm chán và vụn vặt.
2, Làm cùng một việc và làm việc bằng một phương pháp giống nhau là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Muốn đánh giá phi hành gia có kinh nghiệm phong phú hay không, phải xem họ đã bay bao nhiêu tiếng; Muốn đánh giá lập trình viên có kinh nghiệm phong phú hay không, phải xem họ đã lập được bao nhiêu dòng mã.
Làm gì có cương vị công việc nào mà không cần tới một số lượng tích lũy nhất định đâu?
Đối với người bình thường mà nói, không có sự gia cố trong biến đổi về lượng sẽ không thể có được sự biến đổi về chất.
Công ty trước của tôi có một chị trợ lý hành chính. Làm việc chưa đầy 3 tháng liền đề nghị xin chuyển vị trí công tác.
Chị ấy nói: Công việc hàng ngày vụn vặt, không có tính chuyên nghiệp. Nào là ghi chép nội dung cuộc họp, trình ký, đặt cơm văn phòng…đều là những nhiệm vụ không thể rèn giũa bản thân. Tôi mong muốn có được vị trí công việc có nhiều không gian phát huy giá trị hơn.
Nếu như không thể điều chuyển vị trí công tác, chị ấy có ý định sẽ nghỉ việc.
Khi bắt đầu tiếp xúc với những sự vật mới, chúng ta đều phải trải qua quá trình lặp lại không ngừng nghỉ. Đây là quá trình nhàm chán và vô vị nhất, nhưng lại giúp chúng ta tạo dựng nền móng vững chãi nhất.
Chỉ khi bạn làm được việc gì đó một cách thành thục, nhận được sự tín nhiệm của đồng nghiệp và cấp trên thì mới có thể đảm nhiệm được những nhiệm vụ cao cấp hơn, chuyên nghiệp hơn.
Nếu như lúc này, bạn không thể kìm chế, vội vàng ra đi, quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là những công việc tương tự như vậy là thôi.
Nhảy việc từ công ty A sang công ty B, trợ lý vẫn là trợ lý, sơ cấp vẫn là sơ cấp.
Do vậy, nếu bạn muốn nghỉ việc, ít nhất cũng phải là trình độ hiện tại đã có sự biến đổi tương đối lớn, sức cạnh tranh có sự đột phá về chất hơn so với vị trí công việc ban đầu.
Nếu không, dù tăng thêm đước chút tiền lương, nhưng chẳng bao lâu sau vẫn sẽ lại rơi vào trạng thái vô vị và nhàm chán.
[Admin – TH theo Tri thức trẻ].